Để giữ gìn bảo vệ sức khỏe, chúng ta không ngần ngại đầu tư trang bị những sản phẩm công nghệ phục vụ trong cuộc sống hàng ngày. Máy nước nóng là một trong những thiết bị quan trọng được các gia đình ưu tiên lựa chọn. Với những ích lợi thiết thực được cảm nhận rõ sau mỗi lần sử dụng, vi thế có không ít người ngày càng phụ thuộc vào nguồn nước nóng của máy, bất kể nhiệt độ môi trường bên ngoài cao hay thấp, hễ cứ cần tắm là bật máy nước nóng.
Vậy có nên tắm tắm máy nước nóng thường xuyên hàng ngày hay không? Ngoài những lợi ích thì bên cạnh đó việc lạm dụng máy nước nóng quá nhiều sẽ để lại những tác hại không tốt đến sức khỏe con người.
Sau đây các kỹ sư chuyên ngành sửa máy nước nóng của Công ty Điện Lạnh tâm Đức sẽ phân tích những điều lợi và hại khi tắm máy nước nóng thường xuyên để mọi người cân nhắc, lúc nào cần, lúc nào không nên tắm máy nước nóng nhé?
Những lợi ích thiết thực khi tắm máy nước nóng.
1. Giúp thư giãn đầu óc, giảm stress và ngủ ngon.
Sau một ngày làm việc cực nhọc, vất vã. Khi trở về nhà và được ngâm mình trong làn nước ấm sẽ giúp cơ thể được điều hòa, đầu óc thư thái, giảm căng thẳng thần kinh và mang lại giấc ngủ ngon hơn vào mỗi đêm.
2. Giúp tăng khả năng tuần hoàn máu, giảm cân
Nhiệt độ của nước nóng sẽ giúp kích thích tuần hoàn máu cơ thể. Nếu có vòi sen, khi tắm nên xịt nước vào những vùng nhiều mỡ như bắp tay, bụng, hông, đùi….sẽ rất hiệu quả cho những người muốn giảm các số đo cơ thể.
3. Giảm đau cơ, đau khớp
Làm những công việc năng nhọc, vận động không đúng cách sẽ làm cho bạn dễ bị đau cơ, đau khớp. Việc tắm bằng nước nóng kết hợp với ít tinh dầu massage sẽ giúp cho các cơ bắp được thư giản, máu huyết được lưu thông tốt, giúp giảm nhanh các cơn đau.
4. Rất tốt cho những người bệnh tiểu đường loại 2
Theo các chuyên gia, bệnh nhân tiểu đường loại 2 nếu được tắm bằng máy nước nóng ít nhất 15-20 phút/ngày trong 5 ngày một tuần thì cơ thể sẽ được khỏe mạnh hơn, các triệu chứng phiền phức từ bệnh tiểu đường cũng giảm đi một cách đáng kể.
5. Tẩy tế bào chết trên da
Với những người da nhờn nên rửa mặt bằng nước nóng sẽ giúp tế bào chết bong ra nhanh hơn, lỗ chân lông nở rộng nên sạch hơn. Còn những người da khô thì không nên rửa mặt bằng nước nóng do sẽ làm rửa trôi lớp lipid trên da (lớp dưỡng da tự nhiên) gây cho da càng khô hơn.
6. Giảm đau đầu
Tắm nước nóng sẽ làm giãn các dây thần kinh, giúp máu được lưu thông lên não tốt hơn, khắc phục hiện tượng thiếu máu lên não, làm giảm nhanh các cơn đau đầu, mang lại cảm giác dễ chịu hơn.
Tác hại của việc tắm bằng nước nóng thường xuyên
1. Giảm khả năng sinh sản ở nam giới
Số lượng và chất lượng của tinh trùng sẽ giảm đi khi ở nhiệt độ cao. Vì thế nếu có ý định sinh em bé thì người chồng nên hạn chế tắm bằng nước nóng.
2. Gây ngất xỉu
Hiện tượng này không phổ biến xảy ra nhưng theo các bác sĩ thì những người mắc bệnh cao huyết áp sẽ dễ bị choáng váng, mắt mờ và ngất xỉu khi ngâm mình trong bồn nước nóng quá lâu (từ 30 phút trở lên).
3. Gây hiện tượng khô da
Việc tắm nước nóng thường xuyên sẽ làm da bị mất nước, gây ra hiện tượng da thô ráp và lão hóa nhanh. Để hạn chế tình trạng này, sau khi tắm nước nóng nên dùng kem dưỡng ẩm.
4. Làm suy yếu sức đề kháng.
Việc tắm nước nóng quá nhiều sẽ khiến cho cơ thể của bạn luôn lệ thuộc vào nước nóng, làn da không chịu được khi tiếp xúc trực tiếp với nước lạnh, sức đề kháng giảm sút và rất dễ dàng bị nhiễm bệnh.
5. Vòng một xấu đi
Phụ nữ nếu tắm bằng nước nóng thường xuyên dễ làm cho vùng núi đôi mau chảy xệ, kém vẻ đẹp và sự mịn màng săn chắc, giảm sự hấp dẫn trước nam giới. Tuy nhiên nếu tắm nước nóng sau đó xịt lại bằng nước mát lên vòng 1 thì sẽ có tác dụng ngược lại, vòng 1 sẽ trở nên mịn màng, săn chắc, căng tràn sức sống, tăng sự hấp dẫn và quyến rũ.
Kết luận.
Tùy thuộc vào sức khỏe mõi người và yếu tố nhiệt độ môi trường bên ngoài để ta lựa chọn hình thức tắm. Ngoại trừ những lúc thời tiết giá lạnh, người bị ốm, sức khỏe yếu. Còn lại nếu nhiệt độ bên ngoài không quá lạnh, cơ thể chúng ta bình thường, không bị sốt thì tốt nhất bạn nên tắm bằng nước lạnh để cơ thể thích nghi với điều kiện nhiệt độ môi trường bên ngoài, tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể.
Có thể bạn cần quan tâm: