Những điều nên tránh khi sử dụng tủ lạnh

Hoặc cất giữ thức ăn không theo một quy chuẩn nào cả, thức ăn sống chín, nóng nguội lẫn lộn hay không gói đậy khi để vào tủ lạnh.

 

Liệu bạn có biết rằng những việc làm theo thói quen đó vô tình gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cho các thành viên trong gia đình bạn củng như làm giảm hiệu suất tủ lạnh, gây hư hại và giảm tuổi thọ sử dụng?

 

Nhằm giúp mọi người phòng tránh những mối nguy hại có thể xảy ra do sai lầm trong cách sử dụng tủ lạnh. Các chuyên gia sửa tủ lạnh - ĐIỆN LẠNH TÂM ĐỨC xin gửi tới các bạn một số thông tin quan trọng về những điều nên tránh khi sử dụng tủ lạnh sau đây.

 

bao-quan-thuc-pham-trong-tulanh

 

1. Để lẫn lộn thực phẩm sống - chín vào trong tủ lạnh.

 

Việc cất giữ thực phẩm một cách vô tội vạ, thực phẩm sống lẫn lộn thức ăn chín, không gói đậy kỹ càng không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm mà vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại sinh sôi làm thực phẩm bị nhiễm chéo, mất hết chất dinh dưỡng, nhanh chóng hư hỏng và có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm khi bạn ăn vào.

Để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bạn cần tách biệt khu vực bảo quản thực phẩm sống - chín riêng biệt, sử dụng các hộp kim loại hoặc bao gói bịt kín kỹ càng. Sắp xếp khoa học, phân chia theo từng loại thực phẩm, món nào sử dụng trước, món nào dùng nhiều, món nào ít dùng theo các ngăn nhất định.

 

nhung-dieu-nen-tranh-khi-bao-quan-thuc-pham-trong-tu-lạnh

 

2. Cất giữ quá nhiều thức ăn trong tủ lạnh.

 

Lượng thực hẩm quá nhiều trong tủ lạnh làm cho hơi lạnh không thể lưu thông, nhiệt độ phân bố không đều, nơi cao nơi thấp làm cho thực phẩm nhanh chóng hư hỏng đồng thời làm hao tốn điện năng và có thể dẫn tới hư hỏng tủ lạnh.

Bạn không nên để quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh, giữa mỗi loại thức ăn cần có khoảng cách giúp khí lạnh lưu thông. Điều chỉnh nhiệt độ về mức thấp hơn và cần thường xuyên lau dọn vệ sinh tủ lạnh sạch sẽ tránh thức ăn đổ ra trên khay hay thành tủ, loại bỏ những thức ăn quá hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu hư hỏng.

 

3. Không đậy nắp thức ăn đã qua chế biến hoặc thức ăn thừa.

 

Nhiều người có thói quen cất giữ trong tủ những thức ăn đã qua nấu nướng hoặc thức ăn thừa trong tủ lạnh mà không đậy nắp. Việc này vô cùng nguy hại vì thực phẩm xảy ra quá trình biến đổi chất, sản sinh độc tố có thể gây ngộ độc thực phẩm, thậm chí tạo ra các chất gây ung thư.

Nếu càn bảo quản thức ăn thừa bạn nên đựng vào các hộp bằng kim loại hoặc sứ được đậy kín thay vì hộp nhựa và nên sử dụng trong thời gian càng nhanh càng tốt, không nên cất giữ quá 12 tiếng.

 

 

4. Mở cửa tủ lạnh liên tục hoặc mở trong thời gian lâu.

 

Khi cánh cửa tủ lạnh mở ra lâu, dòng không khí lạnh bên trong tủ lạnh sẽ đối lưu với không khí bên ngoài, làm cho nhiệt độ tủ lạnh nhanh chóng tăng lên, tạo điều kiện cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập và làm "thức dậy" những vi khuẩn bị kìm hãm bên trong. Tất nhiên thức ăn củng nhanh chóng hư hỏng, mất dinh dưởng do sự tấn công của vi khuẩn, còn tủ lạnh phải chịu hao tốn điện nhiều hơn.

 

khong-nen-de-trung-o-canh-cua-tu-lanh

 

5. Cất trứng tại cánh tủ lạnh.

 

Nhiệt độ tai cánh tủ luôn cao hơn bên trong lại phải chịu tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều nên trứng rất dễ bị ung hoặc hư.

(Mách nhỏ các bạn: Hiện nay các loại trứng gà, vịt được nuôi bằng hình thức công nghiệp, khi bạn mua ở siêu thị về đã được các nhà sản xuất sử dụng một loại hóa chất tẩy rửa phân nên nhìn chúng rất sạch nhưng nó lại làm giảm thời gian bảo quản và vi khuẩn dễ xâm nhập hơn)

Khi bảo quản trứng bạn nên dùng hộp carton và bảo quản ở ngăn mát trên cùng.

 

6. Để qua nhiều thức ăn nặng trên cánh tủ lạnh.

 

Khi bạn cất nhiều thức ăn trên cánh tủ làm cánh tủ có thể bị sệ xuống, các roăng cao su không ăn khớp với nhau dẫn đến tủ không được đóng kín. Thức ăn bỏ ở đây nên dành cho những loại ăn ngay vì nhanh hư hỏng hơn so với bảo quản phía trong tủ.

 

7. Sử dụng bình nhựa đựng nước lọc.

 

Các sản phẩm bằng nhựa khi gặp nhiệt độ thấp có thể sản sinh ra độc tố dioxin, làm tăng nguy cơ gây bệnh ung thư.

 

8. Để các hộp sữa giấy trong tủ lạnh.


Khi bảo quản sữa tươi, những chai nhựa đựng sữa tươi sẽ tốt hơn là hộp carton, vì vi khuẩn có thể sinh sôi gần vòi hút của hộp và đi theo vào cốc sữa mỗi lần bạn rót ra.

 

9. Không rửa rau sống trước khi bỏ tủ lạnh.


 Rau sống không rửa sạch có thể mang theo vi khuẩn E.Coli. Vi khuẩn này thường tồn tại dưới dạng lạnh, đông lạnh và thường được thấy trong đất trồng rau.

Loại vi khuẩn này có thể nhiễm chéo từ rau sang các thức ăn khác trong tủ lạnh, do đó, bạn đừng quên rửa sạch rau trước khi cho vào ngăn dự trữ riêng trong tủ lạnh.

 


10.  Để cơm nguội trong tủ lạnh.


Bacillus cereus – loại vi khuẩn thường thấy ở những thực vật trồng gần mặt đất như lúa, ngũ cốc và các loại rau gia vị, có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn và bệnh tiêu chảy.

Trong quá trình nấu, vi khuẩn này không hoạt động, nhưng khi cơm nguội, nó bắt đầu sản sinh các bào tử độc hại.

Ngoài ra có một số loại thực phẩm bạn không nên bảo quản trong tủ lạnh.

Để biết rõ hơn về những loại thực phẩm này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết : Thực phẩm nào không nên để trong tủ lạnh.

Những điều nên tránh khi sử dụng tủ lạnh


  • CÔNG TY TNHH TM DV ĐIỆN LẠNH TÂM ĐỨC

    VPGD: 41/1U Trung Lân, Bà Điểm, Hóc Môn, TP. HCM

    Hotline: 0989 966 617

    MST: 0314004090

    Email: dienlanhtamduc.hcm@gmail.com

    Website: https:// dienlanhtamduc.com

    DMCA.com Protection Status

  • Bản Đồ

© Copyright 2019 www.dienlanhtamduc.com, all rights reserved.

Thiết kế và phát triển bởi Webso.vn